Chủ Nhật, 23 tháng 2, 2020

Độ tiêu tốn điện của điều hòa trong gia đình

Độ tiêu tốn điện của điều hòa trong gia đình
Trung bình, điều hòa chiếm khoảng 30% lượng điện tiêu thụ một năm, sau đó đến bình nóng lạnh, chiếm 18-20%, tủ lạnh là 16-18%.
Buổi tư vấn trực tuyến chủ đề "Sử dụng tiết kiệm điện trong gia đình" thu hút lượng quan tâm lớn của độc giả với hàng trăm câu hỏi gửi về chương trình. Trong đó, nhiều bạn thắc mắc thiết bị nào tốn điện nhất, cách sử dụng điều hòa, báo giá máy chà sàn đơn bình nóng lạnh hiệu quả, tiết kiệm năng lượng...


Theo Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Việt Dũng - Viện trưởng Viện Khoa học và Công nghệ Nhiệt-Lạnh, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, nếu tính ở khu vực miền Bắc, đặc biệt là Hà Nội, trong 4 tháng hè sử dụng điều hòa, tiêu thụ điện sẽ chiếm khoảng 30-70% lượng tiêu thụ điện của cả gia đình. Sau đó đến bình nóng lạnh, chiếm 18-20%/ năm, tủ lạnh chiếm 16-18%. Còn lại, máy giặt, nồi cơm điện, bếp từ, bán máy chà sàn đơn lò nướng, hệ thống chiếu sáng tinh vi... chiếm khoảng 40-50%.
Để tiết kiệm điện hộ gia đình một cách tổng thể, nhất là trong dịp hè nắng nóng, ông Trần Viết Nguyên - Phó Ban Kinh doanh - Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho rằng, trước hết bạn nên đánh giá việc sử dụng điện trong gia đình như thế nào, đã hợp lý chưa. Tiếp theo lựa chọn và trang bị những thiết bị điện có hiệu suất cao, tiết kiệm điện (là các thiết bị được dán nhãn so sánh hoặc nhãn chứng nhận tiết kiệm năng lượng - ngôi sao năng lượng, do Bộ Công Thương quy định), đặc biệt là các thiết bị điện có mức tiêu thụ điện nhiều như điều hoà, tủ lạnh, máy giặt, mấy sấy, bơm điện...
Cụ thể, bình nóng lạnh không nên bật bình liên tục, chỉ nên bật khoảng 30 phút trước khi. Các thiết bị điện (TV, dàn loa, sạc điện thoại, đầu kỹ thuật số...) khi không sử dụng nên tắt.
Về điều hòa, bạn nên đặt ở nhiệt độ 26 độ C hoặc cao hơn, kết hợp sử dụng quạt sẽ giúp tiết kiệm năng lượng khoảng 3%. Ngoài ra, bạn nên sử dụng bóng đèn led sẽ tiết kiệm điện hơn bóng sợi đốt. Nếu bóng led đạt chuẩn, lượng điện tiêu thụ chỉ bằng 1/8 đến 1/10 so với bóng đèn sợi đốt (cùng độ sáng).
Dưới đây là nội dung buổi tư vấn
- Tôi chưa hiểu tại sao điện dùng càng nhiều càng tăng tiền? Điều này đi ngược với mọi loại sản phẩm khác mua càng nhiều giá càng rẻ, càng khuyến mãi. (Lâm Hồng, 32 tuổi, 17 Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội)
- Ông Trần Viết Nguyên - Phó Ban Kinh doanh - Tập đoàn Điện lực Việt Nam:
Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi, tôi xin trả lời như sau: đa số các loại hàng hóa khác khi cung thừa so với cầu thì người ta giảm giá để khuyến khích tăng lượng bán ra, nhưng sản phẩm điện ở Việt Nam thì ngược lại, chúng ta còn thiếu điện so với nhu cầu sử dụng. Ngoài ra, điện được sản xuất từ các nguồn nhiên liệu hóa thạch như than, khí, dầu và đang có nguy cơ cạn kiệt dần, chúng ta phải nhập khẩu nhiên liệu nên nhà nước đã ban hành chính sách càng sử dụng nhiều điện càng phải trả nhiều tiền để khuyến khích tiết kiệm điện (chính sách này là kinh nghiệm và đang được nhiều nước trên thế giới áp dụng).
- Các thiết bị như tủ lạnh, điều hòa, bình nóng lạnh, máy sấy quần áo, có chỉ số đo về độ tiêu tốn điện không? (Kim My, 35 tuổi, Minh Khai, Hà Nội)
- Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Việt Dũng - Viện trưởng Viện Khoa học và Nhiệt-lạnh, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội:
Trong gia đình, thiết bị tiêu thụ điện nhiều nhất là điều hòa không khí. Nếu tính trung bình lượng điện tiêu thụ của điều hòa so với các thiết bị khác trong một năm thì tính khoảng 1/3, sau đó đến bình nóng lạnh, chiếm 18-20%/ năm, tiếp tục là tủ lạnh chiếm 16-18%. Còn lại, máy quét rác ngồi lái máy giặt, nồi cơm điện, bếp từ, lò nướng, hệ thống chiếu sáng tinh vi... chiếm khoảng 40-50%.
Nếu tính như ở khu vực miền Bắc, đặc biệt ở Hà Nội, thì trong 4 tháng sử dụng điều hòa, tiêu thụ điện sẽ chiếm khoảng 30-70% tiêu thụ của cả gia đình.