Thứ Bảy, 11 tháng 4, 2020

Mẹo nhỏ dưới đây để rửa chén đĩa thật sạch

Mẹo nhỏ dưới đây để rửa chén đĩa thật sạch
Nhiều người cho rằng việc rửa chén đĩa sau mỗi bữa ăn là dễ nhất, không cần đầu tư “chất xám” như những việc nấu nướng khác. Nhưng ngoài việc chế biến thức ăn ngon miệng, bạn cũng nên lưu tâm đến việc vệ sinh những chiếc chén, đĩa, muỗng, đũa…vì “bát sạch thì mới ngon cơm”.
1. Dọn sơ trước khi rửa
Việc đầu tiên cần phải làm trước khi rửa chén đĩa là gạt sạch thức ăn thừa và nước rửa tay diệt khuẩn nhanh các loại bao bì gói thức ăn hay xương xẩu còn vương lại trên chén đĩa vào thùng rác.


Tráng qua đồ dùng cần rửa bằng nước. Tốt nhất là dùng nước ấm hoặc chí ít là máy hút bụi công nghiệp ở bình dương dùng vòi nước lạnh với dòng chảy mạnh. Công đoạn này có tác dụng làm ướt các vết bám khô khó rửa, đồng thời đẩy phần lớn dầu mỡ thoát khỏi bề mặt chén đĩa.
2. Phân loại đồ dùng cần rửa
Khi rửa chén đĩa, bạn cần phân loại chén đĩa theo các kích cỡ, độ nông sâu khác nhau. Bạn nên rửa rồi xếp sang chậu (bồn) kế bên theo thứ tự từ to đến nhỏ, đĩa xong đến chén. Đĩa to và nông nhất để dưới cùng, các đĩa nhỏ hơn để phía trên. Hết đĩa rồi thì đến bát, cũng theo thứ tự to dưới nhỏ trên. Nếu xếp như vậy, khi xả nước, nước sẽ chảy lần lượt từ trên xuống dưới làm trôi hết hỗn hợp nước rửa bát lẫn dầu mỡ thức ăn. Vừa tiết kiệm nước sạch, vừa tiết kiệm thời gian cho bạn.
3. Mẹo để tiết kiệm nước rửa chén
– Chọn giẻ (nùi) rửa chén tạo bọt: Nếu bạn không muốn lãng phí nước rửa chén thì nên có ngay miếng rửa chén tạo bọt. Tuy sử dụng cùng lượng nước rửa chén nhưng công cụ rửa tạo bọt này có thể giải quyết được gấp đôi số chén đĩa bẩn so với loại giẻ không tạo bọt.
– Pha loãng nước rửa chén: Pha nước rửa chén với nước sạch theo tỉ lệ 2/8, kết hợp với miếng rửa tạo bọt là cách cân bằng cả hai mục tiêu vệ sinh và tiết kiệm. Bạn nên chọn mua nước rửa chén loại đậm đặc của các nhãn hiệu uy tín trên thị trường. Những sản phẩm này có thể đắt hơn những loại trôi nổi khác một chút, nhưng lại tạo bọt nhiều hơn và rửa được nhiều chén đĩa hơn. Ngoài ra, chén đĩa sau khi rửa còn lưu lại hương thơm tự nhiên dễ chịu như chanh hay trà xanh, và cũng không độc hại cho da tay bạn.
4. Không nên ngâm chén đĩa sau khi rửa
Không ít người sau khi rửa chén đĩa qua nước rửa chén thường ngâm chén đĩa, đồ dùng trong bồn (chậu) nước. Tốt nhất bạn nên bỏ ngay thói quen này vì như vậy sẽ khiến dầu mỡ, mùi thức ăn không trôi hết được mà còn bám lại một phần trên bề mặt đồ dùng đã rửa. Tốt nhất là bạn nên tráng chén đĩa dưới vòi nước mạnh rồi úp cho khô.
5. Vệ sinh giẻ và bồn (chậu) rửa
Nhiều nghiên cứu khoa học cảnh báo rằng, miếng rửa chén, cọ nồi, bồn (hoặc chậu) rửa là nơi quy tụ nhiều vi khuẩn nhất trong bếp. Tốt nhất bạn nên làm vệ sinh những thứ này trước và cả sau khi rửa chén đĩa. Đối với miếng rửa chén, sau khi giặt sạch hãy phơi ở nơi khô ráo, thoáng mát. Nếu phơi dưới ánh nắng mặt trời thì càng tốt, vì như vậy sẽ hạn chế vi khuẩn sinh sôi.
6. Rửa chén đĩa bằng nước nóng
Rửa sạch những vết dầu mỡ bám trên các đồ nhựa, xoong nồi là công việc không hề dễ dàng đối với người nội trợ. Dưới đây là những chia sẻ của đầu bếp Thanh Nga trong việc sử dụng nước nóng làm sạch các thiết bị nhà bếp.
– Với những loại chén, bát bằng nhựa luôn có một lớp dầu mỡ mà bạn sẽ không thể rửa sạch bằng nước lạnh. Cách tốt nhất là ngâm qua nước nóng, rửa sạch bằng nước rửa chén và tráng lại bằng nước nóng. Cách này không chỉ làm sạch chén, bát mà còn giúp chén, bát nhanh khô, không bị ẩm.
– Đối với các hộp đựng thức ăn bằng nhựa, xoong, nồi…bị dính dầu mỡ, bạn chỉ cần ngâm qua nước nóng có pha ít muối và rửa sạch lại bằng nước rửa chén. Bằng cách sử dụng nước nóng bạn không chỉ làm sạch vết dầu mỡ mà còn làm mất mùi thức ăn bám vào đó.
– Các vật dụng bằng tre, gỗ như đũa, thìa, thớt…khi bị dính dầu mỡ vừa khó rửa, vừa dễ bị ẩm, mốc. Trước khi rửa, bạn hãy ngâm các vật dụng này vào nước nóng để vừa giúp khử trùng mà vừa đỡ mất thời gian khi chà rửa. Khi các vật dụng này bị mốc, bạn hãy nấu nước nóng, cho chúng vào ngâm, làm như vậy khoảng hai, ba lần các vết mốc sẽ không còn.
– Các loại ly, tách bằng thủy tinh sau một thời gian sử dụng thường có những vết ố vàng rất khó tẩy rửa. Ngâm ly, tách vào hỗn hợp nước nóng có pha thêm giấm hoặc chanh, sau đó rửa sạch bằng nước rửa chén thì các vết ố sẽ không còn mà ly, tách lại trở nên sáng bóng hơn.
7. Mẹo vệ sinh khu vực bếp
Bếp gas, bếp điện thường xuyên bị dính dầu, mỡ sau khi nấu nướng. Đầu tiên, bạn hãy ngắt gas hoặc rút phích cắm điện trước khi lau chùi. Tiếp theo là hòa lẫn một lượng dung dịch ammoniac vào nước nóng. Sau đó bạn ngâm tất cả những bộ phận trên bề mặt bếp vào hỗn hợp này trong vòng 2 giờ, sau đó rửa sạch bằng nước rửa chén loãng.
Đối với bề mặt bếp, bạn chọn loại dung dịch tẩy rửa có chất lượng tốt, xịt lên bề mặt và những khu vực xung quanh rồi để yên trong vòng vài phút. Nếu sử dụng bếp điện, cần tránh xịt dung dịch tẩy rửa lên những bộ phận có liên quan đến điện. Sau khoảng 10 phút, bạn dùng miếng bọt biển nhúng vào xô nước nóng pha xà phòng và lau lại toàn bộ bếp. Sau đó bạn dùng khăn lau lại để bếp khô hoàn toàn.
Lặp lại quy trình này bằng cách rửa sạch miếng bọt biển cẩn thận. Quá trình lau chùi sẽ lấy đi hết lượng dung dịch tẩy rửa sót lại và cả những vết thức ăn thừa còn bám trên bề mặt của bếp và khu vực xung quanh.
8. Mẹo rửa các đồ dùng đặc biệt
Khi những đồ dùng bằng nhựa bị mốc bạn hãy cắt ½ trái chanh chà xát lên chỗ mốc cho đến khi sạch vết mốc, rồi rửa lại bằng nước.
Sau khi cắt mít, đu đủ, su su…dao của bạn thường bị dính nhựa, nếu lau rửa bình thường rất khó sạch. Bạn có thể dùng một miếng giẻ, nhúng chút dầu ăn để chùi, dao sẽ sạch bóng ngay.
Vết nghệ dính trên chén bát sứ trắng rất khó rửa sạch, máy hút bụi công nghiệp 3 pha tuy nhiên với một chút lòng trắng trứng thì bạn sẽ dễ dàng đánh bay vết bẩn này.
Hy vọng với những mẹo vặt trên, căn bếp của bạn sẽ trở nên sạch sẽ hơn.