Kiến thức cơ bản về rau củ trước khi chế biến
Nhiều chị em ngày nay vẫn cho rằng khi chọn mua rau quả tươi ngon là sẽ an toàn, không chứa mầm bệnh,… Thế nhưng mua máy hút bụi công nghiệp ở tphcm điều đó vẫn chưa đủ bởi vì để giữ cho rau quả được tươi ngon trong thời gian dài, nhiều thương gia sẽ ngâm với chất bảo quản. Vì thế, nếu rửa không đúng cách thì “rau bẩn vẫn hoàn bẩn” và gây ngộ độc.
Trước tình trạng ngộ độc thực phẩm do rau củ quả như hiện nay, các chuyên gia sức khỏe đã đưa ra nhiều khuyến cáo về máy chà sàn đơn việc rửa rau quả đúng cách cũng như chia sẻ các nguyên tắc rửa từng loại rau. Bên cạnh đó, cung cấp thêm cho bạn đọc một số kiến thức về diệt khuẩn và hạn chế dư lượng thuốc trừ sâu trên rau củ quả, cũng như cung cấp thêm kiến thức về nước rửa rau quả bạn nên biết.
Những sai lầm thường mắc phải khi rửa rau củ quả
Theo bạn, chỉ rửa trái cây và rau quả bằng nước sạch liệu đã đủ sạch? Bằng thói quen, phần lớn chị em thường cho rằng chỉ cần rửa rau bằng nước sạch 2 hoặc 3 lần là đủ, sau khi nấu chín thì vi khuẩn sẽ “chết” hết. Thế nhưng, theo TS. Phan Thanh Tâm - Viện Công nghệ Sinh học thực phẩm Đại học Bách Khoa Hà Nội lại cho rằng, các loại rau củ hiện nay nếu chỉ rửa bằng nước sạch thì chỉ có thể loại bỏ được phần nào những tạp chất như: bùn đất, rác, kí sinh trùng, thuốc bảo vệ thực vật,… Do đó, việc chỉ rửa rau với nước sạch vài lần là có thể “sạch” là một sai lầm.
Để giải thích rõ hơn sai lầm này, các chuyên gia Đại học Y Phạm Ngọc Thạch (Tp.HCM) đã lấy ngẫu nhiên 104 mẫu rau thuộc 8 loại rau thường được sử dụng cho việc ăn sống nhiều nhất gồm: xà lách, xà lách xoong, rau muống, cải bẹ xanh, rau đắng, cải cúc, rau má và rau thơm gia vị tại một số chợ để nghiên cứu. Kết quả cho thấy, các loại rau như: xà lách xoong, cải bẹ xanh, rau đắng, cải cúc, rau má bị nhiễm 100% ký sinh trùng.
Sau đó, các loại rau trên được mang đi rửa 3 lần bằng nước sạch theo cách thông thường và mang xét nghiệm lại. Kết quả cho thấy, tỉ lệ nhiễm ký sinh trùng vẫn còn ở mức 51.9 - 82.6% (một tỉ lệ khá cao).
Bên cạnh đó, quan niệm chần rau qua nước sôi trước rồi mới nấu cho an toàn cũng được xem là một sai lầm. Theo ThS. Nguyễn Mỹ Linh - Viện Nghiên cứu rau quả Việt Nam thì thói quen chần rau rồi mới nấu là không cần thiết. Thậm chí, cách làm này còn khiến cho lượng Vitamin trong rau bị giảm đáng kể.
Các nguyên tắc rửa từng loại rau củ quả
Theo các chuyên gia, tùy theo mỗi loại rau củ quả khác nhau sẽ có nguy cơ nhiễm bẩn khác nhau. Do vậy, cách rửa cũng khác nhau:
a. Đối với rau ăn lá
Là những loại rau sử dụng phần lá làm thực phẩm như: xà lách, cải bẹ xanh,.... Những loại rau này được xếp vào nhóm mang nguy cơ nhiễm độc và mang mầm bệnh cao nhất do chứa nhiều vi khuẩn E.Coli và Salmonella từ việc tưới phân tươi trực tiếp lên lá. Do vậy, trước khi chế biến nên nhặt sạch rau để loại bỏ những nhánh rau héo úa, sau đó ngâm qua nước và bắt đầu rửa từng lá (cọng) dưới vòi nước. Các cành rau nhỏ như: rau muống, rau xà lách xoong,… phải được rửa làm nhiều lần.
b. Đối với các loại củ
Các loại củ thường ít bị nhiễm hóa chất hơn rau ăn lá, bởi vì phần củ nằm sâu trong đất nên hóa chất không gây ảnh hưởng nhiều. Do vậy, chỉ cần rửa bằng nước sạch và gọt bỏ phần vỏ, sau đó rửa lại một lần nữa là có thể mang chế biến.
c. Đối với các loại quả
Những loại quả như: bầu, bí, mướp, cà chua,… thường leo trên giàn nên ít khi bị dính phân. Mặt khác, các loại quả này có quanh năm nên người nông dân cũng không cần phải phun thuốc tăng trưởng quá nhiều.
Tuy nhiên, cũng không thể chủ quan vì rất có thể các loại quả bị nhiễm thuốc bảo vệ thực vật do thu hoạch quá sớm hoặc ngâm chất bảo quản. Do vậy, sau khi mua về không nên ăn liền mà hãy ngâm lại bằng nước rửa trái cây hữu cơ với nước sạch trong vài phút, sau đó hãy mang ra chế biến. Việc làm này sẽ giúp loại bỏ các chất độc hại và bảo quản quả được lâu hơn. Dưới đây là kết quả khi áp dụng với cà chua:
Một số cách rửa rau củ quả đúng cách bạn nên biết
- Mở vòi nước và rửa rau củ quả dưới vòi nước. Nên bán phụ kiện máy chà sàn sử dụng nước lạnh, khi rửa không nên chà quá mạnh tay sẽ khiến cho rau quả bị dập nát.
- Không dùng xà phòng, chất tẩy rửa để rửa vì các chất này có thể xâm nhập vào rau củ khiến rau củ quả bị nhiễm độc.
- Hãy chắc chắn rằng sau khi rửa thì rau củ sạch sẽ, loại bỏ các phần bị hư hỏng,…
Xin cảm ơn!